Trần Tứ và a Sửu đã quá giờ cơm trưa nên cả nhà chỉ ngồi quanh bộ ván gần bàn ăn để nói chút chuyện nhà. Trần lão phu nhơn quen ngủ giấc trưa, bà hỏi thăm cha con Trần Tứ vài câu thì đứng dậy về phòng. Chỉ có tiểu Hà là vẫn hoạt bát nói cười, nó cứ ngó chừng a Sửu, vừa thấy nhị ca mình gác đũa thì đứng dậy nói.
– Ca ăn xong rồi hả? Đi,
Ngọc Nga nhổm người dậy rồi nghĩ ngợi gì đó lại ngồi xuống. Nàng thấy cha nương đều thản nhiên thì đi tới ẵm a Húc.
– Dạ, con cho tiểu muội ngủ.
– Ờ, con đi đi. Cứ kệ bên đó,
Mai hất đầu ra hiệu về phía gian phòng mà tiểu Hà và a Sửu vừa đi vào. Tiếng nói trong đó đã cao lên không dứt, không nghe rõ là đương nói cái gì những cảm xúc hiện rất rõ.
Trần Tứ uống hết chén trà thì đứng dậy, nhìn Mai rồi quyết định trở lại phòng ngủ. Hắn chưa hề nghỉ trưa thì nói gì tới chuyện ngủ, chắc là thấy sắc mặt Mai còn xanh xao nên mới muốn đi theo. Mai vừa uốn thuốc nên về tới phòng, nói vài câu thì mệt mỏi ngủ thiếp đi.
Cô tỉnh dậy khi trời đã xế chiều, cô chỉ vừa sột soạt ngồi dậy thì a Húc ngoài hành lang đã nghe thấy, nó chạy ào vào phòng gọi.
– Nương, nương, coi nè!
Trên tay a Húc là cái kèn lá, gương mặt của nó rạng rỡ như người vừa tìm ra vật quý. A Húc chỉ chỉ tiểu Hà đi theo sau lưng nói tiếp.
– Tỷ tỷ … cho đó, nghe … nghe rất hay!
– Nương đợi một lát, nhị tẩu đương nấu thuốc, sắp xong rồi.
– Ờ, cha con đâu?
– Dạ, cha ở thơ phòng. Sáng mai cha mới đi!
Mai vừa hỏi vừa quan sát tiểu Hà, đôi mắt nó còn chút đỏ, cũng không có ngủ trưa. Cô cỉ đoán một phần câu chuyện mà hai đứa nhỏ sẽ nói với nhau, là vì bịnh tình của cô. Tiểu Hà chỉ là đứa nhỏ mười mấy tuổi đầu, đối với chuyện sanh tử còn chưa thấu đáo, nó không thể khóc kể với cha nương thì chỉ có thể tìm nhị ca mình mà gây sự. Cô nghĩ nên để cho cả hai có thể nói rõ cùng nhau, gây một chút cũng tốt, dầu sao thì còn có cô ở đây để khuyên giải khi cần.
– Đêm nay bà nội con có cúng sao không? Đã chuẩn bị chưa, hay con nấu mấy món ngon đãi cha con đi.
– Dạ, được. Con làm món bổ cho nương nữa.
Ăn uống vẫn luôn là sở thích của tiểu Hà, nó thấy Mai chẳng hỏi gì chuyện lúc trưa thì tươi cười dắt tay a Húc chạy đi. Trên gương mặt tiểu Hà hiện lên chút đắc ý, cha nương vẫn luôn về phe của nó. Lần này nương bị thương nặng vậy là lỗi của nhị ca, tuy ca ấy không cố ý nhưng là bất cẩn quá, không phải ca ấy đã là tướng quân rồi sao? Lại để nương mình bị thương. Lúc trưa nó không kềm đặng tánh khí nóng nảy mà gây sự lớn với nhị ca trong phòng, chắc chắn cả nhà đều hay. Nó còn chuẩn bị ‘’tinh thần’’ để đối phó khi nương hỏi tới; ai dè nương cho qua luôn rồi, thiệt là hay!
Ngọc Nga bưng thuốc đi tới, thấy biểu tình trên mặt của tiểu Hà thì không khỏi nghĩ ngợi. Ở Trần dinh này, tiểu Hà vẫn luôn có một vị trí rất đặc biệt. Muội ấy rời đi đã nhiều năm và có lẽ sẽ không về đây nữa nhưng gian phòng kia luôn được quét dọn, mảnh vườn quanh đó vẫn được chăm sóc tốt, trồng toàn những loài hoa mà tiểu Hà ưa thích. Ngọc Nga biết rằng dầu thời gian qua bao lâu, dầu sau này tiểu Hà có xuất giá thì cha nương vẫn luôn dành một chỗ cho muội ấy ở đây. Muội ấy đã thay cha nương báo hiếu với Trần lão phu nhơn thế nên trong lòng cha nương ngoài tình thương con cái còn có sự quý trọng.
Mai uống chén thuốc xong thì biểu Ngọc Nga gọi a Sửu tới gặp mặt. Ngọc Nga hơi ngập ngừng nói.
– Dạ, chàng ở hậu viên cùng Lý quản gia. Dạ,
– Lần này a Sửu làm việc bất cẩn, chắc nó cũng tự biết vậy rồi. Người trong nhà, cần nhứt là thật lòng, con cũng đừng quá câu nệ, mích lòng mà không nói, lâu ngày dài tháng sanh ra oán còn tệ hơn.
– Dạ, nương. Con hiểu rồi!
Mai đợi Ngọc Nga đi rồi thì lấy hộp gỗ của Vãi Pran ra rồi đi tới thơ phòng. Trần Tứ đứng dậy dắt Mai ngồi xuống ghế gần bàn giấy.
– Thiếp muốn dặn a Sửu vài việc. Chắc chàng cũng muốn biết chuyện xảy ra hôm đó.
Trần Tứ nhìn cái hộp cô vừa đặt lên bàn, gật đầu rồi cả hai cùng chờ a Sửu.
Liễu gia hiểu rất rõ về chuyện của ông Hạm trong khi cô và a Sửu thì chẳng biết đặng bao nhiêu, chỉ toàn làm theo bản năng mới dẫn tới thất bại, gây hại cho ông Hạm. Gần một tháng qua rồi, cô không biết ông Hạm ra sao, còn mất thế nào nên trong lòng chẳng an.
– Thưa cha, nương,
– Con ngồi đi.
Mai thuật lại đầy đủ chuyện xảy ra trong mấy ngày ở cùng ông Hạm và những lời mà Liễu nữ vương kia đã nói. Cô cũng giải thích nguồn cơn vì sao máu của mình có tác dụng trị thương cho ông Hạm, chỉ dấu đi một chi tiết nhỏ là máu đó có độc tố, gây ảnh hưởng tới sức khỏe của mình.
Câu chuyện đã dứt rồi, Mai uống mấy hớp trà cho đỡ khô giọng mà Trần Tứ và a Sửu vẫn còn trầm tư, chẳng nói đặng tiếng nào. Tình cảnh hôm đó vẫn còn hiện ra trong trí họ, cảm giác hoảng hốt và thương tâm vẫn còn đó.
– Nương khó mà bình phục trong thời gian … tới. Nên chuyện tầm kiếm ông Hạm phải cậy vào con. Nương không biết Vãi Pran biết đặng bao nhiêu hay là ông cũng chỉ đoán biết qua cái này. Con giữ nó đi, có cơ hội thì tầm kiếm, cần phải biết rõ để tránh hậu họa,
– Điều tra Liễu gia,
Trần Tứ nói với a Sửu, rồi dặn thêm.
– Nhưng phải cẩn trọng. Liễu gia vì muốn phục quốc mà bất chấp thủ đoạn đã liên kết với nhiều phe phái, tất cả bọn họ cũng vì quyền lực mà thôi. Một khi họ biết có thể khống chế ông Hạm thì sẽ ra tay, còn hung hiểm hơn!
– Dạ, con biết.
– Liễu gia tới Xiêm La rồi à?
Vừa lúc này thì Lý thúc tới ngoài cửa bẩm báo, có người từ Mạc phủ tới muốn gặp. Trần Tứ biểu a Sửu kể lại cho Mai nghe, còn mình thì đi ra ngoài gặp khách.
Thì ra, trên đường a Sửu đưa tiểu Hưng về lại Đông Hồ cũng không thông suốt. Nhóm người kia đuổi tới rất sát, a Sửu biết là có Ngũ Lân dông tàu chiến tiếp ứng thì dẫn cả đoàn chạy ra mé biển. Khi còn cách mấy dặm đường tới biển Xà Xía thì bắt đầu đánh nhau. May sao, Ngũ Lân thấy pháo hiệu tới ứng cứu kịp thời. Thực ra thì Ngũ Lân cũng bị chặn đánh trên biển, bốn bên đánh nhau lần lần hiệp thành hai bên. Bên đánh bên đuổi cho tới gần thủy doanh Xà Xía thì quân Xiêm La buộc phải rút lui. Chừng đó, Trần Tứ mới cùng a Sửu dẫn toán quân thân tín đi tìm Mai.
– Con có gặp lại kẻ đả thương ông Hạm không? Hắn ta ra sao?
A Sửu lắc đầu, gương mặt trầm xuống, vẻ đau buồn hiện rõ trên mặt.
– Là tại con quá háo thắng khinh địch, nương đã căn dặn mà con … con không còn nghe thấy ông Hạm đâu nữa, không biết thể nào!
Mai thở dài, ngả người ra ghế khi nghe a Sửu nhắc tới ông Hạm.
– Thất bại …
Mấy chữ ‘’vốn là chuyện thường’’ dẫu ngắn ngủi mà khiến người ta khó thốt ra lời. Thất bại trên chiến trường chính là cái chết của tướng lĩnh, quân binh; là máu chảy thành sông; là không thể cứu vãn.
– Nương. Có phải ông nội kỳ vọng ở con, cha nương cũng vậy, muốn con theo thủy quân phải không?
– Sao vậy? Sao hỏi tới chuyện này, từ đó giờ con cũng muốn …
A Sửu đứng dậy, ngồi xuống rồi lại đứng lên đi tới góc gian phòng mà không một lần nhìn Mai. Cô ngồi thẳng dậy, trong người quặn lên đau nhói nhưng ráng nhịn xuống. A Sửu đương suy nghĩ rất lung, không phải chỉ lúc này mà có lẽ nó đã nghĩ lâu rồi, có thể là sau khi cứu về nhà,
– Nương, con … con, nếu như con … con cảm thấy mình không giỏi đánh trận trên biển. Hồi nhỏ, so với Ngũ Lân hay với cả a Bông, con đều không rành thủy tính. Vừa rồi, con còn …
– Con với ông Hạm đâu rành thủy tính bằng Ngũ Lân với a Bông, lẽ thường mà!
A Sửu nhìn Mai, gật đầu rất nhanh. Cô thử đoán tiếp ý nghĩ của nó.
– Ý con là không theo thủy quân nữa mà theo lục quân à?
Lần này a Sửu chậm rãi gật đầu.
– Con nói đúng đó. Ông nội và cha con, nhị bá con đều muốn con theo thủy quân; kể cả tiểu Hưng cũng vậy. Con biết lý do rồi đó. Nếu chỉ vì lần thất bại này mà con rẽ ngang đường khác thì không nên đâu. Con muốn nắm giữ lục quân thì sẽ khó khăn, rất nhiều. Nguyễn gia sẽ không dễ dàng buông bỏ, mà nhị bá với cha con cũng không thể nhượng thủy quân cho họ. Muốn đi ngược dòng, con phải bỏ sức gấp mấy lần trước đây, con làm đặng không? Có nắm chắc không?
A Sửu mím môi nhìn Mai chăm chú. Từ ngày thấy ông Hạm rồi nương bị thương vì mình, nó tự dằn vặt mình, tự trách mình không dứt. Lần đánh nhau trên biển khiến nó nhớ lại những lần tranh tài lúc nhỏ. A Bông và con U rất rành thủy tính nên luôn là người về đầu, Ngũ Lân huynh và Tý ca cũng lội giỏi hơn nó. Rồi bỗng nhiên suy nghĩ kia chợt đến, nó đã không giỏi thì làm sao chỉ huy thủy quân, phải chăng nó nên chuển tới lục quân, vậy thì có thể tận dụng hết khả năng của ông Hạm. Nhưng mà đúng như nương vừa nói, lục quân do Nguyễn gia nắm giữ, họ sẽ không chào đón người của Trần gia đâu.
Trần Tứ đẩy cửa bước vào, gương mặt hơi cười nói.
– Tiểu Hà nói là làm mấy món ngon, sắp xong rồi; biểu chúng ta ra vườn sau.
Mai phì cười, chỉ có tiểu Hà mới dám nói chuyện kiểu đó với Trần Tứ. Hắn còn vì vậy mà vui vẻ chớ chẳng hề giận dữ.
– Cha nương, con quên chưa nói, đêm đó ở gần Xà Xía. Con có thấy Mạc Tứ Lân trên tàu của Xiêm La. Hôm trước Ngũ Lân Tiên phuông chỉ nhắc tới Phương Hòa Lân mà không thấy nói tới người này.
– Ừ. Nàng với nương ra vườn trước đi.
Ngũ Lân đã trình báo với Mạc tổng trấn chuyện hắn thấy Phương Hòa Lân trên tàu chiến của Xiêm La để loại trừ họ Phương kia ra khỏi cuộc tranh giành, vậy còn Mạc Tứ Lân. Ngũ Lân chưa muốn diệt trừ người này, là vì lý do gì? Mai lắc đầu không muốn nghĩ tới nữa. Việc ở Mạc phủ, ít dính líu tới thì tốt hơn.
Thấy Mai yếu quá, không biết bình phục nổi không, chỉ sợ bệnh đau kéo dài.